Cách xác định loại VGA trước khi nâng cấp card màn hình laptop
Card màn hình laptop được chia làm 2 loại là card onboard được hàn gắn liền với mainboard – loại này không thể nâng cấp được. Đối với laptop card màn hình rời có thể nâng cấp được, nên đầu tiên FPT Shop sẽ hướng dẫn các xác định card màn hình của bạn là onboard hay card rời.
Cách 1: Kiểm tra tem thông tin trên máy
Các hãng sản xuất thường sẽ có dán thông tin card màn hình lên phía sau của laptop. Nếu như không tìm thấy thì thường máy đang sử dụng card onboard hoặc có thể thử những cách kiểm tra dưới đây.
Cách 2: Truy cập vào DriectX Diagnostic Tool
Bạn mở hộp thoại Run, sau đó gõ dxdiag, nhấn Enter sẽ có một cửa sổ DriectX Diagnostic Tool xuất hiện, tiếp theo bạn chọn Tab Display để xem các thông tin liên quan đến card màn hình.
Như hình minh họa, laptop đang dùng card onboard, nếu laptop có trang bị card rời thì trên dòng Device Type sẽ có tên thông tin của card màn hình được trang bị.
Cách 3: Dùng phần mềm CPU-Z
CPU-Z dần đã trở thành phần mềm để kiểm tra hệ thống máy tính phổ biến hiện nay. Bạn có thể tải vệ CPU-Z miễn phí và truy cập vào tab Graphics để xem các thông tin liên quan đến card màn hình được trang bị trên laptop.
Xem thêm: Hướng dẫn cách cài driver card màn hình rời đơn giản, dễ hiểu
Có nên nâng cấp card màn hình laptop?
Sau khi bạn đã xác định được card màn hình của bạn là gì, nếu như là card màn hình rời thì laptop vẫn có thể nâng cấp card màn hình. Tuy nhiên, nếu nhu cầu của bạn sử dụng không thực sự cao hơn so với mức xử lý của GPU hiện tại, thì không nên nâng cấp card màn hình rời cho laptop.
Vì các nhà sản xuất khi xây dựng cấu hình cho laptop đã tính toán kỹ lưỡng về sự kết hợp, sự tương thích của các linh kiện bên trong. Nên việc nâng cấp card màn hình rời cho laptop là không nên vì vẫn có thể lên cấu hình card cao hơn như cấu hình laptop hiện tại không phù hợp hoặc hệ thống không đủ để phục vụ.
Ví dụ như khi bạn nâng cấp card màn hình rời lên một mức cao hơn, khi đó laptop sẽ xử lý các tác vụ đồ họa cao hơn sinh ra lượng nhiệt cao hơn nhưng hệ thống tản nhiệt vẫn đủ để phục vụ cấu hình cũ nên bạn cần cân nhắc kỹ khi nâng cấp card màn hình rời cho laptop.
Nâng cấp card màn hình rời cho laptop cần có sự hiểu biết và tay nghề kỹ thuật cao nên nếu có nhu cầu bạn nên tìm đến các trung tâm sửa chữa, bảo hành lớn như các trung tâm laptop của FPT Shop, để chuyên viên kỹ thuật có thể hỗ trợ tốt hơn.
Giải pháp cho card màn hình onboard
Đối với card màn hình onboard gắn liền trên mainboard vẫn có giải pháp để nâng cấp, trang bị thêm card màn hình bên thứ 3 hỗ trợ để xử lý các tác vụ đồ họa. Dưới đây là 3 cách, mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng, bạn có thể tham khảo.
1. Bộ Mini PCIe to PCIe x eGPU
Giải pháp đầu tiên được nhiều người sử dụng là mua một bộ Mini PCIe x16 để cài đặt thêm card màn hình hỗ trợ cho laptop.
Về cơ bản, bộ kết nối với khe cắm Mini PCIe kết nối bên trong máy tính xách tay ở một đầu. Ở đầu bên kia, bạn sẽ có một khe cắm x16 gắn thêm một card đồ họa cho máy tính. Tuy nhiên sẽ có một số hạn chế khi sử dụng phương pháp này đó là khe cắm PCIe mini chỉ cung cấp một cổng PCIe duy nhất.
Toàn bộ thiết lập vẫn sẽ bị giới hạn ở băng thông của một làn PCIe. Việc chỉ một PCIe hoạt động với khe cắm Mini PCIe trên laptop sẽ làm nghẽn hiệu suất của card đồ họa được cài đặt, thường được gọi là hiện tượng nghẽn cổ chai.
2. Bộ M.2 NVMe PCIe x 16 eGPU
Bộ hỗ trợ với khe cắm M.2 NVMe to PCIe x16 tương tự như phương pháp trên nhưng có thể cung cấp băng thông cho tối đa 4 x số làn PCIe, vì một khe M.2 trên máy tính xách tay hầu hết được kết nối với 4 làn PCIe. Lưu ý là laptop sẽ cần phải có một khe cắm NVMe M.2 để hỗ trợ, không phải là khe cắm SATA M.2.
Có một số hạn chế với bộ M.2 NVMe PCIe x16 eGPU đó là:
- Giá thường đắt hơn bộ mini PCIe x16.
- Bạn cần có khe cắm NVMe M.2 trên laptop của mình (các máy tính xách tay cũ thường thiếu một khe cắm này)
- Khả năng tương thích vẫn khó có thể xác định.
3. Thunderbolt 3.0 eGFX Dock
Phương pháp cuối cùng và được nhiều người sử dụng đó là sử dụng Thunderbolt 3.0 eGFX Dock. Điểm cộng lớn nhất của eGFX đó là thường được sản xuất bởi các thương hiệu cao cấp và uy tín, do đó rất đáng tin cậy.
Một số Dock eGFX Thunderbolt 3.0 phổ biến bao gồm:
- Razer Core
- PowerColor Devil Box
- Cooler Master MasterCase EG200
- Cooler Master MasterCase NC100
- AKiTiO Node Titan
Chúng thường có một PSU tích hợp sẵn. Tuy nhiên, những điều này cũng có nhược điểm của chúng:
- Yêu cầu cổng Thunderbolt 3 trên máy tính xách tay (hiện chỉ một số laptop hỗ trợ cổng này)
- Giá khá cao thường từ 6,5 triệu đến 9 triệu.
Hy vọng bài viết đã giải đáp cho bạn được câu hỏi có nên nâng cấp card màn hình laptop hay không, cùng một số thông tin liên quan khác. Nếu bạn có câu hỏi có thể để lại ở mục bình luận bên dưới nhé!
Xem thêm: Có nên thay card màn hình laptop không?