Trong thời gian sử dụng điện thoại để truy cập Internet, bạn sẽ thường xuyên gặp vấn đề về sóng WiFi yếu làm gián đoạn quá trình lướt Web, chơi game trực tuyến bị ảnh hưởng,… Vậy có cách làm WiFi mạnh hơn cho điện thoại đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà mà không cần đến trung tâm sửa chữa không? Bạn đọc sẽ có câu trả lời cụ thể nhất ở nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
1. 7 cách làm WiFi mạnh hơn cho điện thoại Android và iOS 1.1. Chủ động kết nối với mạng WiFi mạnh nhất 1.2. Thay đổi băng tần 1.3. Sử dụng ứng dụng WiFi Analyzer 1.4. Sử dụng bộ phát WiFi di động 1.5. Đổi ốp lưng khác mỏng hơn 1.6. Sử dụng bộ mở rộng sóng WiFi 1.7. Đổi DNS cho điện thoại 2. 3 lưu ý giúp điện thoại bắt sóng WiFi mạnh hơn
1. 7 cách làm WiFi mạnh hơn cho điện thoại Android và iOS
Thị trường điện thoại thông minh có 2 hệ điều hành thông dụng nhất là Android và iOS. Mỗi hệ điều hành sẽ có những cách chung và riêng để giúp sóng WiFi mạnh hơn hạn chế tình trạng WiFi chập chờn trên điện thoại. Bạn hãy xem xét thiết bị của mình thuộc hệ điều hành nào để lựa chọn một trong 7 cách đơn giản bên dưới.
1.1. Chủ động kết nối với mạng WiFi mạnh nhất
Bạn hãy chủ động cài đặt kết nối với tên mạng WiFi mạnh nhất theo các bước đơn giản bao gồm: Vào mục Cài đặt > Chọn WiFi > Vào mục Nâng cao > Chọn Kích hoạt “Tránh kết nối kém” hoặc mở phần tìm kiếm tên mạng WiFi và xem tên mạng nào có đủ 5 cột sóng.
Việc này nhằm giúp thiết bị chủ động hơn trong kết nối WiFi, dễ dàng loại bỏ được các tên mạng WiFi yếu. Trong trường hợp điện thoại bạn có hỗ trợ tự động kết nối đến tên mạng có tín hiệu mạnh hơn thì bạn không cần thực hiện các thao tác như đã nêu.
1.2. Thay đổi băng tần
Thực tế, các dòng điện thoại mới đều được hỗ trợ băng tần 5GHz có tốc độ mạng nhanh hơn, tín hiệu cũng tốt hơn. Duy chỉ có một số các dòng đời cũ vẫn chỉ hỗ trợ băng tần 2.4 GHz khiến kênh sóng của cục phát trùng với tên WiFi lân cận nên làm chậm quá trình truy cập mạng.
Chính vì điều này, bạn nên nâng cấp điện thoại hoặc bật tính năng hỗ trợ kết nối 5GHz để thay đổi băng tần kết nối giúp sóng WiFi mạnh hơn. .
Các dòng điện thoại đời mới có hỗ trợ băng tần 5GHz
1.3. Sử dụng ứng dụng WiFi Analyzer
Kết nối của WiFi mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào cường độ tín hiệu (dBm). Nếu cường độ tín hiệu tốt sẽ nằm trong khoảng lớn hơn -70 dBm, trong khi càng gần 0 thì tín hiệu kết nối sóng WiFi càng tốt hơn nữa.
Bạn có thể dùng ứng dụng WiFi Analyzer để kiểm tra cường độ tín hiệu WiFi nhằm tìm được vị trí đặt cục phát WiFi thích hợp nhất cho sóng WiFi mạnh nhất. Các bước kiểm tra tín hiệu WiFi như sau: Mở ứng dụng WiFi Analyzer > Chọn Signal meter > Chọn mạng Wifi để đổi mạng mà bạn muốn kiểm tra > Xem tốc độ WiFi của thiết bị.
Ứng dụng WiFi Analyzer giúp kiểm tra tốc độ sóng WiFi mạnh hay yếu
1.4. Sử dụng bộ phát WiFi di động
Với nhu cầu sử dụng WiFi mọi lúc mọi nơi để phục vụ công việc, giải trí tại các không gian như nhà chờ xe khách, xe buýt,… thì bạn cần sắm ngay bộ phát WiFi di động. Thiết bị này cho phép bạn truy cập mạng tốc độ cao tại mọi thời điểm trong ngày, thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bất cứ nơi đâu.
Để kết nối với bộ phát WiFi di động, bạn tháo mặt sau của bộ phát rồi lắp sim 3G/4G của nhà mạng, ấn và giữ nút nguồn của cục phát đến khi có đèn tín hiệu màu xanh là được. Sau đó, lấy điện thoại để kết nối với tên và mật khẩu của bộ phát in bên trong.
1.5. Đổi ốp lưng khác mỏng hơn
Ốp lưng là mặt hàng được sử dụng khá phổ biến để bảo vệ chiếc điện thoại di động. Nhiều sản phẩm ốp được làm từ các chất liệu đặc biệt như nhôm,… sẽ làm giảm khả năng bắt sóng WiFi của điện thoại. Do đó, bạn hãy chú ý khi đi mua ốp, nên chọn chất liệu nhựa, giả da,… mỏng từ 1 đến 2mm và kết hợp sử dụng điện thoại tại chỗ xem tốc độ kết nối mạng như thế nào rồi mới ra quyết định mua ốp phù hợp nhất.
Ốp lưng mỏng cho kết nối WiFi mạnh hơn ốp lưng dày
1.6. Sử dụng bộ mở rộng sóng WiFi
Thay vì chỉ sử dụng một Router WiFi sẽ bị giới hạn khu vực phủ sóng WiFi, bạn có thể tham khảo bộ mở rộng sóng WiFi để tránh tình trạng sóng kém, giật lag, tốc độ truyền tải gián đoạn. Chức năng chính của thiết bị này là để khuếch đại sóng WiFi cho phép phạm vi kết nối xa hơn. Bạn có thể thực hiện đơn giản theo các bước sau: Bấm nút WPS của thiết bị phát mạng gốc rồi bấm nút nguồn của bộ mở rộng sóng WiFi, chờ đến khi đèn RE chuyển sang nháy sáng là thành công.
1.7. Đổi DNS cho điện thoại
Ngoài những cách chung để làm tăng sóng WiFi cho điện thoại. Bên cạnh đó, có 2 cách riêng đối với từng dòng điện thoại đó là đổi DNS cụ thể dưới đây, bạn hãy áp dụng để có sóng WiFi nhanh chóng và ổn định nhất nhé.
1- Cách đổi DNS cho điện thoại Android
- Bước 1: Bạn chọn mục Cài đặt > Chọn Kết nối> Chọn mục nâng cao WiFi đang kết nối và chọn biểu tượng chỉnh sửa.
- Bước 2: Chọn Tùy chọn nâng cao. Chờ đợi menu nâng cao hiện ra rồi chọn tiếp Cài đặt IP > Tĩnh.
- Bước 3: Bạn cần đánh rõ địa chỉ IP lần lượt với 8.8.8.8 ở DNS 1 và 8.8.4.4 ở DNS 2, sau đó bấm Lưu để hoàn thành quá trình đổi DNS cho điện thoại Android.
Đổi địa chỉ IP để hoàn tất quá trình đổi DNS cho điện thoại
2- Cách đổi DNS cho điện thoại iPhone
- Bước 1: Chọn mục cài đặt > cài đặt nâng cao (chữ i) > Chọn tên WiFi mà bạn đang kết nối> chọn Định cấu hình DNS.
- Bước 2: Trong menu Định cấu hình DNS, bạn hãy chọn phần Thủ Công, ở dưới bạn hãy bấm Thêm máy chủ. Tiếp theo điền 8.8.8.8, 8.8.4.4 và bấm Lưu là được.
Điền địa chỉ IP phù hợp để kết thúc quá trình đổi DNS cho IPhone
2. 3 lưu ý giúp điện thoại bắt sóng WiFi mạnh hơn
Với những cách làm WiFi mạnh hơn cho điện thoại được trình bày ở trên, để giúp bạn thực hiện đạt kết quả tốt nhất, sau đây, bài viết sẽ cung cấp đến bạn 3 lưu ý đi kèm như sau:
- Bạn nên đặt điện thoại gần cục phát trong phạm vi bán kính tổi thiểu 5m với Router WiFi gia đình để thu sóng WiFi mạnh nhất có thể, còn trường hợp không thể ở gần cục phát, bạn nên di chuyển ra những chỗ thông thoáng, ít vật cản sẽ tốt cho việc truy cập Internet mượt mà.
- Thường xuyên đổi mật khẩu cục phát khoảng 2 đến 3 tháng 1 lần nhằm ngăn chặn quá nhiều người biết mật khẩu và truy cập cùng lúc vào tên mạng WiFi khiến sóng WiFi yếu đi. Hơn nữa, việc làm này còn giúp bạn bảo vệ thông tin của mình tốt hơn.
- Sử dụng cục phát WiFi phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình. Nếu đông người thì nên sử dụng cục phát trang bị băng thông lớn, số lượng kết nối thiết bị cùng lúc khoảng vài chục thiết bị như Archer AX10, Archer AX55, Archer AX73… hoặc ít người hơn, bạn có thể chọn Archer C54, Archer C64,…
Archer AX73 sở hữu nhiều anten độ lợi cao cho vùng phủ sóng WiFi rộng lớn
Mong rằng thông qua 7 cách làm WiFi mạnh hơn cho điện thoại đã trình bày ở trên, bạn đọc đã biết và tự ứng dụng vào thiết bị điện thoại của mình theo từng hệ điều hành phù hợp để có sóng WiFi mạnh nhất, tối ưu hóa hiệu suất sử dụng mạng. Nếu cần hỗ trợ giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ với TP-Link để được tư vấn kịp thời theo thông tin dưới đây.
Công ty TNHH TP-Link Technologies Việt Nam
- Website: https://www.tp-link.com/vn/
- Hỗ trợ trực tuyến: https://community.tp-link.com
- Hotline:
- Phòng Kinh Doanh: (028) 66894777
- Hỗ Trợ Kỹ Thuật: (028) 62615079
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6, và sáng Thứ 7 trong giờ hành chính)
- Fax: +84 8 62615046
Hoặc để lại bình luận phía bên dưới để được giải đáp các thắc mắc, câu hỏi sớm nhất